[Kiến thức]: Trẻ ngủ bao nhiêu là đủ?


Xin phép gửi đến phụ huynh một tài liệu nói về tầm quan trọng giấc ngủ của trẻ do trường Đồng Dao dịch. Tầm quan trọng trong chất lượng giấc ngủ của trẻ cũng không kém hơn tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ.

NỀN TẢNG SINH LÝ CỦA GIẤC NGỦ
Ngày hôm qua, trong cuộc họp với một phụ huynh, mẹ của một bé gái 5 tuổi có nói đến nhịp điệu hài hòa giữa vận động để phát triển ý chí và thời gian nghỉ ngơi, tĩnh lặng đặc biệt là giấc ngủ, nhận thấy rằng ngày nay có nhiều trẻ có vấn đề về giấc ngủ. Vì vậy, Đồng Dao xin trích dịch một bài viết có tựa “Toward Human Development: The Physiological Basis of Sleep” (Dịch: Hướng tới sự phát triển của con người: Nền tảng sinh lý của Giấc ngủ) của tác giả Lisa Gromicko. Tác giả làm giáo viên tại trường Kimberton Waldorf và đã nhận bằng thạc sỹ giáo dục những năm đầu đời của Sunbridge College.

“Một đứa trẻ sẽ phát triển khỏe mạnh nếu sống trong một nhịp điệu quen thuộc giữa ý chí làm việc vào ban ngày khi cơ thể đang tỉnh táo và ý chí xây dựng các cơ quan của cơ thể đang cần phát triển trong thời gian ngủ” . Trích lời bác sỹ y khoa Nobert Glas.
Cơ thể con người thực sự là một cỗ máy đang vận hành, thậm chí đến khi về già. Chúng ta có năng lực để trưởng thành, để phát triển và để sáng tạo cả cuộc đời, nhưng lại phụ thuộc rất nhiều vào nền tảng được xây dựng từ lúc sinh ra tới khi lên 7 tuổi, khi rụng những chiếc răng sữa đầu tiên. Trong suốt thời gian này, nền tảng của cuộc sống con người được hình thành. “Sự phát triển của cơ thể con người từ lúc sinh ra tới lúc thay răng là nền tảng để khai mở tâm hồn ý thức khi ta ở tuổi từ 35 tới 42, là một cấu thành của thể tâm hồn mà trong đó hé mở “cái tôi” đầu tiên của chúng ta”.
Dĩ nhiên trong suốt cuộc đời, mỗi hành động của con người – cảm hứng chuyển hóa thành hành động, mỗi suy nghĩ, lời nói được nghe và giới hạn bởi cơ thể con người, mà cơ thể này được phát triển trong 7 năm đầu đời. Năng lực học tập của đứa trẻ ở bậc tiểu học thông quan những giác quan nhận thức đã được đánh thức, ví dụ như: bộ não với hệ thần kinh đã phát triển và những giác quan bậc thấp / giác quan ý chí (giác quan đời sống, xúc giác, vận động và cân bằng) trong tuổi ấu thơ. Những năm phát triển đầu đời là rất quan trọng. Và nếu chúng ta nhìn sâu vào nhiệm vụ lớn lao này của trẻ nhỏ, chúng ta sẽ thấy rằng phát triển thể chất chỉ đạt được trong giấc ngủ. Ngoài ra, chỉ có trong lúc ngủ cơ thể con người mới được phục hồi, tái tạo sức sống đã dùng trong ngày. Vậy tại sao lại không cho trẻ ngủ?

Vậy “Trẻ cần ngủ bao lâu mỗi ngày?”
Trẻ sơ sinh: 16 giờ
Từ 8 tháng tới 1 tuổi: 15 giờ
1,5 tuổi tới 2 tuổi: 14 giờ
4 tuổi tới 5 tuổi: 12 giờ
6 tuổi tới 7 tuổi: 11 giờ
8 tuổi tới 9 tuổi: 10-11 giờ
10 tuổi: 10 giờ
14 tuổi: 8 giờ hoặc nhiều hơn.
(tùy thuộc vào thời điểm của các mốc phát triển nhanh)

Đối với trẻ nhỏ, số giờ ngủ nêu trên bao gồm cả những giấc chợp mắt (nap). Những giấc chợp mắt cực kỳ có ích. “Những giấc chợp mắt dài vào đúng thời điểm giúp trẻ được nghỉ ngơi… Một giấc chợp mắt bị bỏ lỡ là mất ngủ mãi mãi” . Trẻ không chợp mắt vào buổi đêm, cũng như không ngủ ngon vào buổi sáng. Chúng là những thực thể của mặt trời, và lành mạnh nhất là khi trẻ đi ngủ sớm và “mọc cùng mặt trời”. Hệ thần kinh của trẻ rất cần sự nghỉ ngơi trong những giấc chợp mắt.

Trẻ không có những giấc chợp mắt thường có những hormone căng thẳng gia tăng, gây ra tình trạng tỉnh như sáo và dễ cáu gắt. Giấc chợp mắt nên dài ít nhất 30 phút (1 tiếng thì tốt hơn) và tốt nhất ở nơi yên tĩnh (không phải trên xe hơi, ghế đung đưa v.v…). Giấc ngủ trưa cần kết thúc muộn nhất lúc 2.30h tới 3h chiều. Gan bắt đầu chu kỳ phục hồi vào thời điểm đó và nếu ngủ trễ hơn 3h chiều sẽ làm khó ngủ vào buổi tối, trẻ khó ngủ vào lúc muộn nhất là 7h tới 8h tối. Theo bác sỹ y khoa Philip Incao: “…càng ngủ sớm hơn trước nửa đêm càng tốt. Ngủ sau 3h sáng thì gan phục hồi kém hơn vì nhịp điệu của gan bắt đầu quá trình tiết dịch mật từ khoảng 3h sáng tới 3h chiều”. Một điều thú vị là đối với trẻ nhỏ, trẻ ngủ càng đều đặn, đúng giờ thì càng dễ đi vào giấc ngủ. Bác sỹ y khoa Nobert Glas viết: “Trẻ mà không bị quá mệt mỏi càng dễ ngủ và ngủ sâu hơn vào buổi đêm”. Trẻ từ 3 tới 6 tuổi vẫn cần một giấc ngủ trưa từ 1 tới 3 tiếng. Một trẻ 5, 6 tuổi có thể bỏ giấc ngủ trưa nếu trẻ thường xuyên đi ngủ sớm khoảng 7h tối, và không có những dấu hiệu mất ngủ, thường biểu hiện đối lập với người lớn. Thay vì ngáp và ít lời, thì trẻ lại hăng hái hơn. Inda Schaenen, tác giả của cuốn “Đồng hồ điểm chuông giờ ngủ lúc 7h”, đã đưa ra tình huống điển hình về thời gian ngủ từ lúc 7h tối và nói rằng một khi cha mẹ quyết định con cần ngủ bao lâu thì điều đó trở thành “bất di bất dịch”. Mặc dù một số trẻ có thể không ngủ, tất cả trẻ bao gồm cả số trẻ không ngủ cũng đều được hưởng lợi ích từ những lúc bị ép nghỉ ngơi. Có thể cho mình những Khoảng lặng (tĩnh & lặng) là một kỹ năng mà đang bị nhiều người gồm người lớn lãng quên. Trẻ em rất cần học kỹ năng này. Lúc nào cũng vậy, người lớn luôn cần niềm tin chắc chắn và sâu sắc để bảo đảm làm cái mà trẻ cần.

Steiner đã chỉ dẫn: “Trước khi trẻ 9 tuổi, điều quan trọng nhất với trẻ là học cách ngủ nghiêm chỉnh ” Audrey McAllen miêu tả giấc ngủ như là “một nhịp điệu thở giữa cơ thể tâm hồn – tinh thần và cơ thể sống đang tồn tại trên trái đất”. Bà ví thêm rằng học ngủ và học ăn như là thu nạp chất và chuyển hóa nó (một hành động của cái tôi), và cũng chính là “hai yếu tố giáo dục quan trọng nhất” trong cuộc đời của trẻ nhỏ. Như ta đã thấy, sự chuyển hóa chất, dù là qua việc tiêu hóa thức ăn hay qua dấu ấn giác quan xuất hiện ở góc độ sinh lý học thông qua sự trao đổi chất của gan trong giấc ngủ. Chúng ta làm thế nào để dạy trẻ ngủ nghiêm chỉnh? Hình ảnh hơi thở mà Audrey McAllen đưa ra chính là chìa khóa. Học cách ngủ chính là học cách thở. Không có nghỉ ngơi, loài người liên tục hít vào. Chúng ta đang thực sự nói về chức năng điều hòa. Nhịp điệu là cuộc sống, là thở, là mang lại sức sống, không bao giờ giống y hệt, nhưng đều đặn. Hệ hô hấp của trẻ nhỏ chưa phát triển, nhưng sức khỏe và quá trình xây dựng toàn bộ cơ thể sinh học lại phụ thuộc vào nhịp điệu. Nhịp điệu phải được đặt nền móng trong những năm đầu đời ngay từ lúc ban đầu. Trẻ học cách ngủ nhờ người lớn hiểu sâu sắc tầm quan trọng của giấc ngủ. Thời nay, sự hy sinh là cần thiết để tạo một lối sống có nhịp điệu mà cho phép chúng ta không phải vội vã. Nhịp điệu bao gồm sự sắp đặt khi nào trẻ ngủ, thức, ăn, khi nào chơi và chơi bao lâu, hạn chế sự kích thích, cần sự nhất quán và được biết trước, cứ chậm rãi, thậm chí nghỉ ngơi tại một vài quãng chuyển tiếp thường xuyên. Chất lượng của những dấu ấn giác quan tiếp nhận vào ban ngày cũng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ngủ của trẻ. Bữa ăn khó tiêu sau 3h chiều là một gánh nặng cho gan, bởi gan bắt đầu nhịp điệu tái tạo vào lúc 3h chiều. Một nghi lễ đặc biệt vào buổi tối trước giờ ngủ như thắp nến, kể một câu chuyện đơn giản, hay một lời cầu chúc, một bài xướng đều là những thực phẩm vàng cho giấc ngủ. Nhịp điệu ngày, tuần, tháng, năm hình thành nhờ người lớn tạo thói quen cho trẻ, từ đó hình thành có bài bản những hệ sinh học của trẻ, đặc biệt là hệ hô hấp, cũng như những thói quen trong tương lai và năng lực thích nghi. Một cuộc sống có giấc ngủ đúng nhịp điệu từ đó được nuôi dưỡng, bảo đảm nền tảng cơ bản cho giấc ngủ sâu. Từ đó trẻ sống an ổn trong những gianh giới và nếp sống thực, cũng là một hình thức nuôi dưỡng niềm tin, hạnh phúc, và sự phát triển lành mạnh của hệ thần kinh, hệ hô hấp và hệ trao đổi chất. Từ đó thiết lập nền tảng cho những năng lực bậc cao hơn: tư duy, cảm xúc và ý chí. Giấc ngủ mang lại sự phát triển, quá trình tái tạo sức sống, cũng như là chiếc cầu nối đưa đứa trẻ trở thành con người thực sự.

Nguồn bài: Tiểu học Tre Xanh HomeSchooling


Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu thì đủ?

Đăng nhận xét

0 Nhận xét